Thông tin tổng hợp về Thoái Hóa Khớp - Đái Tháo Đường - DUOVITAL

Thông tin tổng hợp về Thoái Hóa Khớp – Đái Tháo Đường

Xuất bản: UTC +7

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA AXIT HYALURONIC DẠNG UỐNG TRONG ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CAO TUỔI

Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của Axit hyaluronic (AH) dạng uống trong điều trị thoái hóa khớp gối ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, can thiệp, đánh giá hiệu quả điều trị của AH dạng uống ở các bệnh nhân đái tháo đường có thoái khớp điều trị tại Bệnh Viện Lão Khoa trung ương từ 03/2011 – 09/2011.

Tạp chí Y học Việt Nam

GLUCOSAMINE VÀ CHONDROITIN KHÔNG CÓ TÁC DỤNG TRONG PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ THOÁI KHỚP

Theo kết quả phân tích tổng hợp (meta-analysis) đăng trên BMJ thì Glucosamine và Chondroitin ở dạng đơn chất hoặc ở dạng phối hợp đều không có hiệu quả lâm sàng trong điều trị đau do thoái khớp.

Các tác giả đã phân tích tổng hợp từ 10 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng gồm khoảng 3800 bệnh nhân sử dụng Glucosamine, Chondroitin ở dạng đơn chất hoặc kết hợp so sánh với giả dược thấy rằng có giảm đau có ý nghĩa thống kế tại một số thời điểm nhất định nhưng không có ý nghĩa về mặt lâm sàng.

Các tác giả đi đến kết luận rằng “Cả 2 chế phẩm này đều không nguy hiểm, do đó sẽ không có hại nếu bệnh nhân tiếp tục dùng cho đến khi họ vẫn có cảm giác rằng chúng lợi và còn khả năng tự chi trả tiền mua 2 chế phẩm này”.

Effects of glucosamine, chondroitin, or placebo in patients.pdf

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁI HÓA KHỚP

  • Y học chuyên đề – Thuốc & Sức khỏe [25/9/2008]
  • GiaoDucSucKhoe.net (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Thoái hóa khớp là một bệnh khớp thường gặp nhất ở người luống tuổi với chi phí xã hội cho chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh ngày càng tăng.

Hiện tại có thể khẳng định chưa có thuốc nào điều trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp. Điều trị thoái hóa khớp nhằm mục đích giảm đau cho bệnh nhân và duy trì vận động khớp.

Lựa chọn các thuốc điều trị thích hợp cho một bệnh nhân phải dựa trên hoàn cảnh cụ thể của bệnh nhân đó, như tuổi, trọng lượng, mức độ thoái hóa cũng như các bệnh kèm theo.

Thuốc giảm đau đơn thuần:

Chỉ định trong những trường hợp thoái hóa khớp nhẹ, kết hợp với chế độ vận động hợp lý. Thuốc giảm đau có thể dùng đơn thuần là paracetamol nhưng không được vượt quá 3g một ngày. Nếu bệnh nhân vẫn đau, chuyển sang dùng dạng kết hợp paracetamol + codein (như efferalgan codein hoặc di-antalvic).

Thuốc kháng viêm giảm đau không steroid (NSAIDs):

Đây là nhóm thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh. Do trong bệnh thoái hóa khớp có kèm hiện tượng viêm màng hoạt dịch khớp nên việc dùng thuốc nhóm này có tác dụng tốt đối với bệnh. Cơ chế chính của nhóm thuốc này là thông qua ức chế men cyclooxygenase 2 (COX-2) ức chế tổng hợp các prostaglandin gây viêm. Tuy nhiên, một số thuốc sẽ ức chế cả men COX-1 có tác dụng trong quá trình tổng hợp các prostaglandin có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vì vậy, người ta chia nhóm thuốc này thành các nhóm: nhóm CVKS không chọn lọc (ức chế cả COX-1 và COX-2) có tác dụng phụ nhiều hơn trên dạ dày. Một số thuốc trong nhóm như aspirin hoặc diclofenac.

Nhóm thứ hai là nhóm ức chế COX-2 không chuyên biệt (chủ yếu ức chế COX-2 nhưng vẫn ức chế COX-1), ví dụ meloxicam hoặc nimesulid.

Nhóm thứ ba là nhóm ức chế COX-2 tương đối chuyên biệt (ít tác dụng phụ lên dạ dày) như celecoxib viên 100mg, 200mg, ngày uống từ 1 – 2 viên. Lưu ý thận trọng ở những bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch do làm gia tăng các biến cố tim mạch.

Các tác dụng phụ của thuốc NSAIDs như gây giảm chức năng thận, tăng men gan; đặc biệt về dạ dày – ruột gây viêm, xuất huyết tiêu hóa. Có thể hạn chế tác dụng phụ trên dạ dày bằng cách sử dụng thuốc điều trị viêm dạ dày nhóm ức chế bơm proton (omeprazole, esomeprazole, rabeprazole, pantoprazole…), hoặc thuốc kháng histamin H2 (ranitidin), hoặc đồng đẳng của prostaglandine E1 (misoprostol – cytotex).
Một dạng NSAIDs dùng an toàn hơn là thuốc bôi ngoài như diclofenac gel bôi, hoặc chế phẩm có aspirin bôi tại chỗ khớp tổn thương cũng có tác dụng tốt.

Thuốc có corticoid:

Không được dùng corticoid đường toàn thân (prednisolon, dexamethason) uống, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch trong điều trị bệnh thoái hóa khớp. Đây là sai lầm mà nhiều bệnh nhân hay thầy thuốc không chuyên khoa hay mắc.

Đường tiêm nội khớp có hiệu quả đối với các dấu hiệu chức năng của bệnh như giảm đau, cải thiện chức năng vận động. Có thể dùng hydrocortison acetate 2-3 mũi tiêm một đợt với khoảng cách giữa hai mũi tiêm từ 5-7 ngày và khoảng cách giữa hai đợt phải ít nhất 3 tháng. Hoặc methylprednisolon acetat (depomedron 40mg), tiêm mỗi đợt 1-2 mũi, cách khoảng 2 tuần một mũi, khoảng cách mỗi đợt tương tự trên.

Lưu ý, chỉ được tiêm khớp khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa xương khớp và trong điều kiện vô trùng tuyệt đối tại cơ sở y tế chuyên khoa. Hiện nay có rất nhiều người không có bằng cấp chuyên môn tự ý tiêm các thuốc corticoid không đúng chỉ định, không đúng liều lượng và vị trí, trong điều kiện không vô khuẩn gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cho bệnh nhân như nhiễm trùng khớp, da, cơ hay hội chứng phụ thuộc corticoid.

Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm:

Đây là nhóm thuốc điều trị cơ bản có tác dụng chậm (thường sau 2- 4 tuần) nhưng hiệu quả điều trị được duy trì cả sau khi ngừng điều trị (sau vài tuần đến 2-3 tháng). Tuy nhiên, thường phải dùng kéo dài từ 1-2 tháng hoặc hơn mỗi đợt và cần nhắc lại liệu trình điều trị sau một thời gian nghỉ. Dung nạp thuốc tốt, dường như không có tác dụng phụ. Các thuốc thường dùng gồm các loại như glucosamin sulfat uống hoặc tiêm bắp, chondroitine sulfat hoặc dạng phối hợp hai thuốc; hoặc diacerhein.

Liệu pháp bổ sung chất nhầy bằng muối natri của Acid Hyaluronic:

Thuốc có tác dụng bao phủ và bôi trơn bề mặt sụn khớp, ngăn cản sự mất sụn, có tác dụng giảm đau và cải thiện biên độ vận động khớp. Tiêm natri hyaluronat có trọng lượng phân tử cao vào nội khớp bị thoái hóa sẽ bổ sung độ nhớt cho khớp. Có thể nhắc lại liệu pháp bổ sung chất nhờn sau một năm. Hiện nay đã mở rộng tiêm chất nhờn ra một số vị trí thoái hóa khớp khác như khớp vai hoặc mở rộng ra các khớp nhỏ hơn như khớp cổ tay, khớp khuỷu, thậm chí cả khớp đốt bàn ngón tay.

THUỐC CHỮA BỆNH KHỚP DỄ LÀM HẠI DẠ DÀY

Sẽ rất khó khăn khi lập kế hoạch điều trị cho người có bệnh khớp song hành với bệnh dạ dày. Các thuốc chữa khớp thường gây tổn hại cho dạ dày và tổn thương này cũng ảnh hưởng đến việc hấp thu thuốc.

Đối với bệnh nhân khớp, đường tiêu hóa luôn luôn là “cánh cửa” để đưa thuốc khớp vào cơ thể. Nhưng không phải lúc nào “cánh cửa” này cũng hoạt động tốt mà nhiều lúc cũng bị hư hại, ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng thuốc khớp. Các tổn thương dạ dày – tá tràng có thể xuất hiện trước bệnh khớp. Nhưng cũng nhiều trường hợp bệnh dạ dày là hậu quả tác dụng phụ của thuốc chữa khớp.

Rất nhiều thuốc khớp có thể gây nên bệnh lý tiêu hóa ở mức độ khác nhau. Đầu tiên phải kể đến hàng chục loại thuốc chống viêm không steroid, trong đó aspirin đã được sử dụng hơn 100 năm nay. Tiếp theo là các thuốc chứa corticoid như prednisolon, medrol, dexamethason…

Trong số các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm thì chloroquin, methotrexat nổi tiếng là an toàn, nhưng vẫn có tính kích thích dạ dày, gây buồn nôn, đau dạ dày. Thuốc chữa bệnh gút đặc hiệu là colchicin lại có tính độc cao trên đường tiêu hóa, có thể làm cho bệnh nhân bị tiêu chảy cấp tính, thậm chí đến một chục lượt trong ngày.

Khi sử dụng thuốc khớp, bệnh nhân thường buồn nôn, chán ăn, đau thượng vị, tiêu chảy, táo bón. Có thể gặp các biến chứng nặng nề như loét dạ dày – tá tràng, thủng đường tiêu hóa. Nguy cơ biến chứng tiêu hóa rất cao ở những người có tiền sử loét cũ, nghiện rượu, có tuổi hoặc dùng thuốc chống đông.

Do hay buồn nôn, nôn, đau bụng nên bệnh nhân khớp kết hợp tổn thương dạ dày thường ngại uống thuốc, thậm chí từ chối uống thuốc. Bệnh lý tiêu hóa cũng hạn chế lượng thuốc hấp thu, khiến cho thuốc không có đủ nồng độ trong máu.

Một số thuốc làm trầm trọng thêm các tổn thương đường tiêu hóa, gây loét dạ dày – tá tràng, viêm đại tràng chảy máu, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, thủng ruột… thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Vì vậy, các bác sĩ khuyên bệnh nhân khớp phải thường xuyên kiểm tra dạ dày vào thông báo kết quả cho bác sĩ điều trị để có cách dùng thuốc hợp lý. Không nên tự ý đổi thuốc vì bạn có thể không chọn đúng loại thuốc ít gây hại cho dạ dày.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

THOÁI HÓA KHỚP – VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC LƯU TÂM ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

(http://www.daithaoduong.vn/webplus/viewer.asp?pgid=5&aid=559)

Gần đây, theo kết quả nghiên cứu của Tiến sỹ Dierter Lazik, Viện nghiên cứu khoa học Slow – Germany (2009): sau khi phẫu thuật dọn rửa khớp thoái hoá, tác giả có sử dụng thêm chất chống thoái hoá khớp (DUO VITAL) thấy kết quả cải thiện rõ rệt đặc biệt trên triệu chứng đau.

DUO VITAL là sản phẩm của Viện nghiên cứu Dược phẩm Gramme-Revit International – CHLB Đức, DUO VITAL có 2 thành phần chủ yếu là Axit Hyaluronic và Chondroitin là hai thành phần không thể thiếu để tái tạo và phục hồi sụn khớp, đảm bảo độ nhớt cho dịch khớp để bôi trơn các khớp, giúp khớp xương vận động linh hoạt và không bị đau do thoái khớp. Trước đây, Axit Hyaluronic thường chỉ được bổ sung dưới dạng tiêm trực tiếp vào khớp, vì thế đòi hỏi phải được tiến hành điều trị tại cơ sở y tế chuyên sâu, bên cạnh đó, phương pháp này chỉ tác động đơn lẻ trên khớp được tiêm.

Thoái hóa khớp – Vấn đề cần được lưu tâm với người đái tháo đường.pdf

AXIT HYALURONIC LÀ MỘT PROTEOGLYCAN – THÀNH PHẦN THIẾT YẾU CỦA DỊCH KHỚP, MÔ SỤN, MÔ DA VÀ MÔ LIÊN KẾT

(http://www.dieutridau.com/san-pham/thuoc-tpcn/809-duovital-axit-hyaluronic-bo-sung-dich-khop-duong-uong)

Tại khớp, do sụn khớp là một tổ chức vô mạch (không có mạch máu nuôi dưỡng), do đó sự nuôi dưỡng cho sụn bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng từ dịch khớp vào thông qua Axit Hyaluronic, ngoài ra Axit Hyaluronic trong dịch khớp giúp duy trì độ nhớt làm cho các khớp vận động được dễ dàng và chịu được tải trọng. Ở khớp thoái hóa, nồng độ Axit Hyaluronic giảm rõ rệt làm cho sự nuôi dưỡng sụn kém đi, và độ nhớt của dịch khớp cũng giảm theo. Vì vậy, bổ sung Axit Hyaluronic cho dịch khớp là một trong những liệu pháp đã được chứng minh là có hiệu quả rất cao. Từ trước tới nay tại Việt Nam, Axit Hyaluronic thường được sử dụng dưới dạng tiêm trực tiếp vào khớp, tùy loại chế phẩm thường liều tiêm 3-5 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần (giá thành mỗi lần tiêm thường trên 1 triệu đồng). Việc tiêm khớp đòi hỏi phải có Bác Sỹ chuyên khoa sâu, khi tiêm có nhiều biến chứng, dễ nhiễm khuẩn và chỉ có tác dụng tại khớp được tiêm.

Tại da, Axit Hyaluronic giúp giữ nước trong chất gian bào tạo độ ẩm cần thiết cho các tế bào da tồn tại và phát triển. Khi thiếu hụt Axit Hyaluronic, mô da sẽ bị khô làm cho các tế bào và tổ chức liên kết bị thoái hóa, đứt gẫy, và tạo ra những nếp nhăn. Bởi vậy người ta ví Axit Hyauronic như một ” mỹ phẩm nội sinh” (internal cosmetic) của da. Hiện nay, trong ngành thẩm mỹ, có rất nhiều loại mỹ phẩm dưỡng da có chứa thành phần Axit Hyaluronic dùng bôi ngoài, hoặc tiêm trực tiếp Axit Hyaluronic vào da để làm căng da, xóa nếp nhăn, nâng ngực…

Sử dụng Axit Hyaluronic đường uống

Vì Axit Hyaluronic là một “Đại phân tử”, phân tử lượng của chúng quá lớn để có thể tiêu hóa và chuyển vào các khớp sau khi ăn. Do vậy, trước đây Axit Hyaluronic thường dùng để tiêm trực tiếp vào khớp (tiêm nội khớp). Qua đường tiêm, chỉ những khớp được tiêm mới có được sự bôi trơn trở lại. Nhưng hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều bị đau đồng thời ở nhiều khớp khác nhau.

Hiện nay, nhờ công nghệ hóa dược tiên tiến người ta đã điều chế được Axit Hyaluronic dạng dung dịch uống trong sản phẩm DuoVital®, sử dụng đơn giản, thuận tiện – Axit Hyaluronic không chỉ có tác dụng tại một khớp xương đơn lẻ mà cho tất cả các khớp xương trên toàn cơ thể, tham gia tái tạo mô liên kết da, tóc, đĩa đệm…có thể giúp đẹp da, mượt tóc, tái tạo đĩa đệm… Ngoài ra trong DuoVital® còn được phối hợp cả Chondroitin giúp tăng cường tái tạo sụn khớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *