Triệu chứng đau khớp và các bệnh lý về khớp từ lâu luôn được coi là bệnh của lứa tuổi trung niên và cao tuổi do quá trình lão hóa. Cùng vơi tuổi tác, sự suy giảm các chức năng đóng vai trò quan trọng trong quá trình xuất hiện các bệnh lý về khớp và thoái hóa khớp.
Tuy nhiên, không chỉ người cao tuổi mà cả những người trẻ tuổi cũng đang phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh khớp. Có rất nhiều yếu tố tác động đến sự thoái hóa khớp. Thường gặp nhất là do hậu quả của quá trình tích tuổi và sự chịu lực tác động thường xuyên lên khớp, chấn thương, quá trình viêm do rối loạn chuyển hóa và các biến đổi của hoóc môn.
Mặc dù vậy với sản phấm DUO VITAL® – kiểm soát được bệnh khớp là điều nằm trong tầm tay của Quý vị!
Thân ái,
Giáo sư -Tiến sĩ Y khoa Wemer Schunk
Cột sống thắt lưng | 31,12% |
Cột sống cổ | 13,96% |
Nhiều đoạn cột sống | 07,07% |
Gối | 12,57% |
Háng | 08,23% |
Các ngón tay | 03,13% |
Ngón tay cái | 02,52% |
Các khớp khác | 01,87% |
BỆNH THOÁI HÓA KHỚP
Thoái hóa khớp là bệnh mãn tính thường gặp ở người trung niên và người có tuổi.
Thoái hóa khớp gây đau và biến đổi cấu trúc khớp dẫn đến tàn phế không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn là gánh nặng cho kinh tế gia đình và toàn xã hội.
Thoái hóa khớp nếu được chấn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể làm chậm tiến trình phát triển của bệnh, giảm triệu chứng đau, giúp duy trì các hoạt động trong cuộc sống và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ở Mỹ có ít nhất 20 triệu người lớn mắc bệnh thoái hóa khớp và đến tuổi 40 khoảng 90% dân số sẽ có những dấu hiệu của thoái khớp trên Xquang ở những khớp chịu tải. Tại Đức có khoảng 6 triệu người đang phải chịu các cơn đau do thoái hóa khớp. Ở Pháp thoái hóa khớp chiếm 28% số bệnh về xương khớp. Ở Việt Nam thoái hóa khớp chiếm 10,41% các bệnh về xương khớp.
CÁC VỊ TRÍ THƯỜNG BỊ THOÁI HÓA
Yếu tố then chốt để cơ thể vận động nhịp nhàng là KHỚP XƯƠNG KHỎE MẠNH
Hàng ngày chúng ta đều thực hiện hàng loạt các động tác như: đi bộ, chạy, nhảy, cầm, nắm. Những chuyển động này được thực hiện một cách nhịp nhàng nhờ mối liên kết giữa các xương trong cơ thể: các khớp xương.
Khớp nối các xương lại với nhau, các đầu xương được phủ một lớp sụn dày khoảng 3 – 5 milimet tạo thành một lớp đệm bảo vệ làm giảm lực tác động khi va chạm mạnh hoặc cử động đột ngột. Phần sụn khỏe mạnh không chỉ phân tán đều lực tác động lên bề mặt khớp, mà còn làm tăng tính đàn hồi và giảm sang chấn cho khớp.
SỤN KHỚP
Do tính chất vô mạch, sụn khớp không được tưới máu bởi vòng tuần hoàn nên nó không nhận được các chất dinh duõng trực tiếp từ máu. Hoạt động co và duỗi khớp là nền tảng cho quá trình dinh dưỡng sụn khớp. Khi sụn hấp thụ dịch khớp, nó hấp thụ những chất dinh dưỡng quan trọng nhất. Chính vì vậy sự vận động của các khớp là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình dinh duõng sụn khớp.
Sụn bao gồm chất nội bào, được bao bọc ba chiều bởi các Sợi Collagen. Ở giữa khối này có các tế bào sụn (Chondrocytes) là các tế bào tạo ra Protein cho Sợi Collagen (Scleroprotein) và các thành phần của chất nền dịch khớp.
Chất nội bào bao gồm nhiều đại phân tử là Proteoglycans (liên kết protein – đường), nó kết hợp với một lượng nước lớn đế đảm bảo cho quá trình co duỗi và chịu va đập của khớp.
Ngoài ra chất nội bào còn chứa Axit Hyaluronic và Chondroitin Sulphate là các thành phần của dịch khớp.
NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH KHỚP VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
- Tuổi
- Dị dạng bẩm sinh tại khớp
- Biến dạng thứ phát do sai tư thế khi làm việc, vận động, tập thể thao
- Chấn thương khớp
- Ít vận động
- Thừa cân, béo phì
- Viêm khớp
- Rối loạn hoóc môn và các rối loạn chuyến hóa khác
- Di truyền
Ngoài ra, phụ nữ hay gặp các bệnh về khớp hơn nam giới, đặc biệt là ở khớp đầu gối và khớp ngón tay.